Phượt với Gò Công
Từ hướng Sài Gòn khoảng 70km, đến ngã ba Trung Lương thuộc TP. Mỹ Tho, rẽ theo quốc lộ 50 hơn 40 cây số... bạn đến Gò Công. Nơi đây là quê hương của hai vị hoàng hậu triều Nguyễn là Từ Dũ và Nam Phương, cũng là nơi gắn liền với với tên tuổi vị anh hùng Trương Định (Trương Công Định).
Trong bán kính hơn chục cây số từ trung tâm thị xã Gò Công, du khách có rất nhiều địa chỉ để đi chơi. Trước hết là những ngôi nhà cổ có từ thời Pháp thuộc, đặc biệt hơn cả là dinh Chánh Tham Biện hay còn gọi là Dinh Ông Chánh. Khách có thể gặp nhiều dinh thự hình dáng tương tự như Dinh Ông Chánh ở nhiều tỉnh lỵ của miền Nam nhưng dinh thự này đặc biệt ở chỗ toàn bộ được xây dựng bằng gạch ngói chở từ Pháp sang với quy mô kiên cố và rộng lớn. Qua hơn 120 năm tồn tại, hiện nay Dinh Ông Chánh đã xuống cấp trầm trọng nhưng du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng được nét đẹp của một công trình kiến trúc phương Tây cổ xưa
Còn tại phường 1, thị xã Gò Công là Lăng Trương Định. Lăng được xây bằng đá ong với hồ ô dước, trên diện tích 67m2. Lăng Trương Định là di tích lịch sử và là kiến trúc dạng mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ. Đền thờ được xây dựng theo kiến trúc Đông phương vừa cổ kính, vừa hiện đại với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thếp vàng.
Trong bán kính hơn chục cây số từ trung tâm thị xã Gò Công, du khách có rất nhiều địa chỉ để đi chơi. Trước hết là những ngôi nhà cổ có từ thời Pháp thuộc, đặc biệt hơn cả là dinh Chánh Tham Biện hay còn gọi là Dinh Ông Chánh. Khách có thể gặp nhiều dinh thự hình dáng tương tự như Dinh Ông Chánh ở nhiều tỉnh lỵ của miền Nam nhưng dinh thự này đặc biệt ở chỗ toàn bộ được xây dựng bằng gạch ngói chở từ Pháp sang với quy mô kiên cố và rộng lớn. Qua hơn 120 năm tồn tại, hiện nay Dinh Ông Chánh đã xuống cấp trầm trọng nhưng du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng được nét đẹp của một công trình kiến trúc phương Tây cổ xưa
Còn tại phường 1, thị xã Gò Công là Lăng Trương Định. Lăng được xây bằng đá ong với hồ ô dước, trên diện tích 67m2. Lăng Trương Định là di tích lịch sử và là kiến trúc dạng mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ. Đền thờ được xây dựng theo kiến trúc Đông phương vừa cổ kính, vừa hiện đại với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thếp vàng.
Cách lăng Trương Định về hướng gò Sơn Quy là cụm lăng Hoàng Gia được xây dựng vào năm 1826 trên diện tích 2.987m2. Cụm lăng gồm phần mộ của dòng họ Phạm Đặng Hưng (dòng họ ngoại của vua Tự Đức) và ngôi nhà để thờ cúng. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc thời nhà Nguyễn mà còn có dịp tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc của những nghệ nhân xứ Gò và tiếp cận với nhiều bia đá ghi lại một phần lịch sử của vùng đất này.
Gò Công còn có một làng nghề nổi tiếng từ hàng trăm năm nay, đó là làng nghề Ông Non chuyên đóng tủ thờ. Những chiếc tủ đóng bằng các loại danh mộc như gõ, mun, cẩm lai... lấp lánh hình ảnh tứ linh, tứ quí, các tích xưa và phong cảnh non sông được cẩn, khảm bằng vỏ ốc và xà cừ. Điều đặc biệt nhất của chiếc tủ thờ Gò Công là những người thợ ở đây không dùng đinh sắt mà chỉ ráp các mối nối bằng mộng, chốt. Tủ thờ của xóm ông Non được sử dụng tại đền Hùng (Phú Thọ) đến nay vẫn được khách hàng khắp nơi ưa chuộng.
Rời thị xã Gò Công, theo hướng đông khoảng 15 km, khách sẽ đến bãi biển Tân Thành. Đây là một trong những bãi biển cát đen được đánh giá là đẹp nhất ĐBSCL. Dọc theo đường ra biển, khách sẽ gặp những ruộng muối trắng phau. Nếu có thời gian, du khách nên ghé vào nhà dân, tìm hiểu quy trình làm muối. Bà con nơi đây rất hiếu khách, sẵn sàng dẫn bạn đi thăm ruộng muối, những vuông tôm và những điểm nuôi cua, đồng thời thết đãi bạn những món ngon đặc biệt của xứ Gò Công. Đến bãi biển vào lúc nước ròng, bạn có thể cùng ngư dân xuống biển xúc nghêu và nô đùa thỏa thích cùng sóng biển- rất thú vị...
Nếu đi theo hướng ngược lại, bạn sẽ đến biển Vàm Láng cách thị xã 12 km. Chợ Vàm Láng là chợ đầu mối chuyên mua bán hải sản với hầu hết là các sản phẩm từ biển Gò Công, rất phong phú và giá cả khá “mềm”. Sau khi thăm chợ biển, bạn có thể đến làng Kiểng Phước để xem bảng sắc phong thần do vua Gia Long ban tặng và xem bộ xương cá ông không còn nguyên vẹn ở đình làng Vàng Láng. Vào ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra lễ hội Nghinh Ông với sự góp mặt của hàng trăm ghe thuyền được trang trí đèn hoa rực rỡ. Dọc đường đi, khách còn có thể ghé xã Phú Tân huyện Gò Công Đông để tham quan lũy Pháo Đài, một công trình quân sự phòng thủ kỳ vĩ do Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định chỉ huy xây dựng để đánh thực dân Pháp những năm giữa thế kỷ 19.
Du khách ở Sài Gòn có thể tận dụng hai ngày nghỉ cuối tuần đi xe gắn máy đến thị xã Gò Công. Nếu đi bằng xe đò, khách có thể đón xe đi Sài Gòn đến ngã ba Trung Lương rồi đón tiếp xe về Gò Công. Tại bến xe Miền Tây, mỗi ngày cũng có chuyến xe đò về bến xe Gò Công, khởi hành lúc 10 giờ. Từ đây, khách có thể dễ dàng đón xe về Gò Công.
Lăng Trương Công Định Khu di tích Trương Định gồm lăng và đền Trương Định tọa lạc trong nội ô thị xã Gò Công. Mộ ông được xây bằng đá ong với hồ ô dước, trên diện tích 67m2.
Lăng Trương Định là di tích lịch sử là kiến trúc dạng mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ. Đền thờ: xây dựng theo kiến trúc Đông phương vừa cổ kính, vừa tân thời với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thiếp vàng.
Nhà cổ ở Gò Công được xây dựng bằng ô dước trộn mật kết dính với gạch (xưa chưa dùng xi-măng), về kiến trúc có nét tương đồng với nhà cổ ở miền Trung. Nhà thường được thiết kế ba gian, hai chái, mái ngói âm dương. Do Gò Công ít có bão nên nhà nơi đây có khác với nhà cổ miền Trung ở chỗ quy mô lớn cao và cột kèo to.
Du lịch nơi nào, thưỡng thức đặc sản nơi đó ...
Đến đoạn Tân Trung - Lăng Hoàng Gia, du khách sẽ bắt gặp nhiều quán chè nằm san sát hai bên đường. Đó là "quê hương" của món ăn đặc sản vùng này: chè Sơn Qui. Chè Sơn Qui tuy ngon miệng nhưng giá khá "mềm". Chính vì vậy mà món ăn dân dã này chưa bị thất truyền.
Nói đến Gò Công, vùng đất nằm dọc theo sông Tiền, đổ ra biển, nổi tiếng với mắm tôm chà, do bà Từ Dũ tiến cống cung đình nấu cho nhà vua ngự thiện, bà cho dọn mắm tôm chà Gò Công ăn với bún thịt phay rau sống. Vua Thiệu Trị khen ngon, thích thú và bén mùi.
Vùng biển Vàm Láng, Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) còn có một đặc sản khá hiếm: sam biển. Sam có vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn.
Bánh giá chợ Giồng - đây là một món đặc sản Gò Công
Mắm nha Gò Công dọn ăn kèm rau sống, dưa leo, thịt luộc xứ Gò Công lâu nay nổi tiếng gần xa với các món ngon như bánh giá, mắm tôm chà, tôm chua, mắm còng… Nhưng mắm nha Gò Công là một món mới, có thể liệt vào hàng độc.
Trái sơ-ri, loại trái cây được trồng ở nhiều nơi nhưng chỉ ở đất Gò Công miền đất nhiều phèn mặn lẫn cát, đã làm trái sơ-ri có vị chua ngọt đặc biệt và màu sắc đỏ hồng bắt mắt mà không nơi nào có được.
Gò Công như một hòn đảo luân lưu với các tỉnh lân cận bằng hai chiếc phà Mỹ Lợi và Chợ gạo ; sông Bao Ngược giáp ranh hai dòng nước : biển , sông , trong đục, một thời oanh liệt đưa du khách qua lại viếng bãi biển TânThành cát nâu sẫm, lài dài ra xa tít. Bắc Chợ Gạo mang người sang Mỹ...Tho nay là Tiền Giang thuộc hàng "cổ lỗ xĩ’ nhất thế giới, gần cuối thế kỷ thứ 20 rồi, mà vẫn còn kéo giây cáp bằng tay. Các bác ‘thợ máy’ gầy nhom, mỗi người một cái móc gỗ kéo giây cáp giăng ngang dòng sông sâu hẹp, chen chúc người xe, mà từ bên bờ nầy, có thể nhận diện bạn bè bên bờ khác. Chiếc phà già nua lịch sử, từ từ tách bến chậm chạp nặng nề không vội vã, làm khách sang sông nôn nả muốn phụ đẩy cho nhanh. Sau đó trước 75, chiếc phà nầy được thay bằng chiếc cầu nối liền xa lộ từ Saigon, Mỹ Tho đến tận Gò công. Và kế hoạch đặt ống cống dẫn nước ngọt từ Tiền giang về ‘ngọt hoá’ vùng nước mặn nầy, bắt đầu thực hiện. Mà ở đâu có sự đổi thay thì đãy cũng là nơi gặp gở, có chia cắt , tất có hạnh phúc manh nha, kết tụ. Từ đó cũng là nhịp cầu thông cảm, gắn bó, hợp tan, lẫn lộn buồn vui.......
Gần Mỹ Tho, nhưng người dân Gò Công vẫn thích lên Sài Gòn hơn qua Mỹ Tho , dù bao lần Gò Công thuộc hàng huyện lớn của tỉnh Tiền Giang vì :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu .....
( trích :Sợi Tình Sợi Nghĩa của Trần Thành Mỹ )
Không biết con phà đưa hành khách đi qua con sông Kỳ Hôn - còn gọi là kênh Chợ Gạo - có mặt từ bao giờ? Chỉ biết những ai sống trong thập niên 60 và giữa những năm 70 muốn đi từ hướng Mỹ Tho về Chợ Gạo, Gò Công - và ngược lại - lúc đó, đều phải bắt buộc qua con phà này.
Trong miền ký ức của tuổi thơ, khi tôi nhận thức được thế giới chung quanh mình, thì chiếc phà này đối với tôi vô cùng thân thiết. Những lần về quê tận xã Bình Ninh, Chợ Gạo tôi đều phải đi qua chuyến phà này. Hành trình bắt đầu từ bến xe đường Nguyễn Huỳnh Đức, còn gọi là đường vô "bến Tắm ngựa", phường 2 - tôi đi xe "Lam" về tới bến phà Chợ Gạo thì phải xuống xe qua phà, lên phà ở đầu bên kia thì đi tiếp bằng xe "Lam" hoặc xe ngựa, tùy theo lúc đó có xe gì. Chỉ có xe đò chạy suốt Mỹ Tho - Gò Công mới được xuống phà sang sông thôi, còn các loại xe chở khách công cộng khác như xe "Lam" thì phải đậu lại bên này sông, vì bên kia sông thuộc về bến xe khác mất rồi. Phà Chợ Gạo ngày xưa tôi còn lưu giữ được trong ký ức, là một con phà nhỏ - trông giống như một cái "trẹt" dùng để chở xe máy cày, máy suốt lúa bây giờ vậy - nhưng lớn hơn. Mỗi lần chở có thể từ ba đến bốn chiếc xe đò loại nhỏ, hay vài chiếc "cam-nhông GMC" quân đội. Con phà được "treo" bằng hai sợi dây "cáp" to hơn cổ tay tôi, hai sợi cáp này chui qua những ổ "ròng rọc" lớn. Mỗi khi muốn cho phà sang sông, thì trên phà có những người công nhân, áo ngắn tay, quần đùi cầm trên tay những cái "guốc" bằng gỗ, hình dáng giông giống như cái "mỏ lết" mở rộng miệng. Công nhân phà đứng thành hai hàng hai bên mạn phà, dùng guốc gỗ này cặp vào hai sợi dây cáp rồi vặn tréo lại rồi kéo thật mạnh cho phà đi tới, điểm tựa để cho phà di chuyển là những đôi chân trần to bám chặt xuống sàn phà và những đôi tay gân guốc, mạnh mẽ. Người phu kéo phà giống như đóng đinh trên sàn gỗ, họ với chiếc phà như hợp làm một, mỗi lần kéo như thế là họ đưa được chiếc phà nhích lên một chút, cứ thế mà sang sông. Mãi sau, phà Chợ Gạo mới được một chiếc ghe lớn, gắn máy Yanmar đẩy qua sông, không còn phải sử dụng công nhân kéo phà nữa, lúc này những chuyến phà sang sông nhanh hơn đôi chút.
Rồi có một lần - vào năm nào tôi không nhớ, đâu như đầu thập niên 70 thì phải - một ngày mưa lớn, phà Chợ Gạo bị đứt cáp treo, lật nghiêng và chìm nghỉm giữa dòng sông Kỳ Hôn nước chảy như thác. Vì hôm đó trời mưa to, hành khách sợ ướt nên chui vào xe mà ngồi, kết quả một chiếc xe đò và toàn bộ hành khách đều tử vong ! Cũng khoảng thời gian này, công binh Mỹ và hãng thầu RMK khởi công xây dựng Cầu Chợ Gạo tồn tại đến ngày nay.
Bây giờ, hành khách muốn đi, về giữa Gò Công, Chợ Gạo, Mỹ Tho đều ung dung chạy xe qua cầu, không còn cái cảnh ngồi chờ những chuyến phà sang sông như ngày xưa nữa. Những chuyến phà sang sông ngày ấy luôn theo tôi trong suốt quãng đời thơ ấu, ngày nay mỗi lần đi lưu diễn về miệt Gò Công, Chợ Gạo, ngồi trên xe "ca" chạy ngang trên cầu tôi đều nhìn về mạn Nam của con sông Kỳ Hôn mà nhớ chuyến phà Chợ Gạo ngày ấy đến xót lòng. Bởi vì, nó gợi cho tôi hình ảnh ông ngoại tôi với chiếc xe đạp "đòn dông" chở hai chị em tôi đi, về giữa Mỹ Tho và Chợ Gạo tôi luôn ngồi trên "đòn gánh" xe đạp của ông mà chỉ trỏ, hỏi han huyên thuyên đến nỗi ông đổ "quạu" vì trả lời những câu hỏi không đầu, không đũa của tôi và bắt tôi ngồi im. Hay những lúc hai chị em tôi về quê bằng xe "Lam", xuống xe bên này sông chờ phà để sang bên kia sông, tay xách, nách mang những gói quà đem về cho ngoại... Ôi! những kỷ niệm ngày xưa cứ ào ạt đổ về miền ký ức của tôi - như những con sóng của dòng Kỳ Hôn cứ cuồn cuộn xuôi dòng theo năm tháng.
[tổng hợp]