Kỹ thuật trồng bí xanh

1. Thời vụ :

Tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi mà bố trí gieo trồng thích hợp.

Vụ xuân hè: gieo hạt  tháng 2-3

Vụ đông xuân sớm: gieo hạt vào tháng 9 - 10 

2. Giống:

 Các loại giống Bí xanh phổ biến trên thị trường hiện nay là giống F1 149 và 164.

3. Làm đất:

            Nếu làm giàn nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0m, khoảng cách trồng : cây - cây 40 – 50 cm và hàng - hàng  80cm.

            Nếu không làm giàn (cây bò trên mặt luống) nên luống rộng trên 3,5m, trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng giữa các cây là 40 – 50 cm, hàng x hàng 2,5 – 3m.

Lượng giống từ 300-400 gr/ha, mật độ 5.000-6.000 cây/ha.

            Chú ý nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả.

4. Chăm sóc:

a- Bón phân:

Lượng phân: Đơn vị tính Ha

Loại phân Tổngsố Bónlót Bón thúc
Lần 1Có 3-4 lá nhám Lần 2Có nụ hoa Lần 3Có trái non
Phân chuồng hoai mục (tấn) 10-15 10-15 / / /
Phân HC vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / /
Phân lân vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / /
Vôi bột (kg) 1.000 1.000 / / /
Urea (kg) 100   20 40 40
Kali (kg) 50   10 20 20

Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy theo đất đai, thời tiết, mùa vụ …

b- Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa. Thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng.

c- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện 3 lá thật thì làm giàn cho dây bí leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn mái bằng, mái giàn làm bằng dây thép lớn để đỡ quả. Khi cây có quả phải nương quả, thả thòng quả xuống giàn cho quả thẳng, đẹp.

Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Bí xanh ít phải phun thuốc, khi cây có 2 – 10 lá lục này cây non, mềm thường bị sâu xanh, rệp phá hoại. Dùng các loại thuốc như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP , Biocin 16WP ,  Aztron 7000 DBMU....), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Chlorfluazuron (Atabron 5 EC ), hoặc dùng Imidaclorid (Admire 050EC), Etofenprox ( Trebon 30EC) ,.....  phun cho cây.

Cây bị bệnh sương mai dùng Propineb (Antracol 70WP),  Thiophanate-Methyl (Topsin-M 70WP), Benomyl+Bordeaux+Zineb (Vi Ben-C 50WP, Copper-B 75WP),….. , bệnh phấn trắng dùng Tebuconazone + Trifloxystrobin (Nativo 750WG), Mancozeb (Manozeb 80WP), Thiophanate-Methyl (Thio-M 70WP), Chlorothalon (Daconil 75WP) ... để phòng trừ.

 

Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ, khi sử dụng các loại thuốc hoá học (tuỳ loại thuốc) cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch .

6. Thu hoạch:

 Khi quả 50 – 60 ngày tuổi trở đi có thể thu làm bí rau rất tốt. Nếu tiêu thụ bí già hoặc để bảo quản thì khi quả xuất hiện lớp sáp trắng, cắt vào buổi sáng, để cả cuống, xếp cẩn thận nơi thoáng mát có thể bảo quản quả  12-15 ngày.

www.ninhthuan.gov.vn
Từ khóa : bí xanh, bí đao

HTX SƠRI BÌNH ÂN GÒ CÔNG ĐÔNG

138 Kinh Trên, Bình Ân, Gò Công Đông, Tiền Giang Email : soribinhan@gmail.com Web : www.sorigocong.com Điện thoại : 0916 223 776
Hổ trợ online